2 chất liệu phổ biến chế tạo nồi hiện nay

2 chất liệu phổ biến chế tạo nồi hiện nay

Ngoài những tiêu chí về mẫu mã, chất liệu làm nên bộ nồi cũng là điều các bà nội trợ thông minh cần cân nhắc kỹ lưỡng. Có 2 chất liệu phổ biến là inox và nhôm. Vậy nồi inox và nồi nhôm có điểm khác gì? Cùng  tìm hiểu nhé!

Nồi inox:

Nồi inox là loại nồi làm bằng hợp kim của sắt, niken và chứa ít nhất 10.5% crom. Nhờ thành phần niken trong inox làm cho vật dụng làm từ inox sáng bóng hơn.

Nồi inox có 3 loại:

Inox 304 – inox cao cấp (18% crom, 10% Niken): không chứa tạp chất, khó oxy hóa, không phản ứng với thực phẩm, bề mặt sáng bóng, không bắt từ, giá thành cao.

Xem thêm ▼

Inox 201 – inox trung cấp (18% crom, 3% Niken): chứa tạp chất, dễ oxy hóa, không phản ứng với thực phẩm, độ bóng thấp hơn inox 340, không bắt từ, giá thành thấý 

Inox 430 – inox trung cấp (18% crom, 0.75% Niken): cũng mang các đặc tính tương tự như inox 210 nhưng có khả năng bắt từ vì thành phần sắt cao, vì thế được dùng để sản xuất các nồi chảo inox sử dụng được cho bếp từ.

Nồi Inox có nhược điểm là nhiệt truyền không đều nên dựa vào đặc tính đó, nhà sản xuất chia làm 2 dạng nồi:

– Nồi inox một đáy thường mỏng, búng tay vào nồi nghe tiếng vang rất rõ. Ưu điểm của loại nồi này là truyền nhiệt nhanh, giúp thức ăn mau chín, tuy nhiên nhiệt truyền không được đều và khả năng giữ nhiệt kém. Do đó, chỉ nên dùng loại nồi này để nấu các loại canh.

Nồi inox 3 đến 5 đáy có phần đáy dày, búng tay vào không nghe tiếng vang, nặng hơn so với nồi inox 1 đáy. Ưu điểm của loại nồi này là truyền nhiệt đều và giữ nhiệt lâu, do đó phù hợp với các món kho, rim. Tuy nhiên, thời gian truyền nhiệt của loại nồi này lâu hơn so với nồi inox 1 đáy.

Nồi nhôm

Nồi nhôm có nhiều loại, nhưng đa số hiện nay đều là nồi hợp kim nhôm, thành phần bao gồm nhôm trộn lẫn với các kim loại khác, giúp cho nồi được cứng cáp hơn, có các loại sau:

Nồi hợp kim nhôm: Hợp kim nhôm là nhôm trộn với các kim loại khác như: đồng, thiếc, mangan, silic, magie.. Nồi hợp kim nhôm bền, nhẹ, truyền nhiệt nhanh, có phản ứng với thực phẩm nếu để thức ăn qua đêm.

Nồi nhôm Anodizing: Nồi nhôm được xử lý công nghệ vi dương cực, giúp nồi bền hơn, bóng đẹp, ít hoặc không phản ứng với thức ăn, chống trầy, giá thành cao.

Nồi nhôm đúc: Nồi nhôm được đúc liền khối, cầm chắc tay, truyền nhiệt chậm nhưng giữ nhiệt lâu, thường được phủ lớp chống dính, không phản ứng với thực phẩm, giá thành cao.

So sánh nồi inox và nồi nhôm

Tiêu chí

Nồi inox

Nồi nhôm

Mẫu mã, màu sắc
  • Mẫu mã đa dạng
  • Ít màu sắc
  • Mẫu mã đa dạng
  • Nhiều màu sắc phong phú
Giá thành
  • Phân khúc đa dạng với nhiều mức giá khác nhau
Khả năng chống oxi hóa
  • Inox 201 và inox 430 khả năng chống oxi hóa không cao bằng inox 304.
  • Inox 304 có khả năng chống oxi hóa cao, không phản ứng với thức ăn.
  • Nồi nhôm thường khả năng chống oxi hóa không cao.
  • Nồi nhôm anodizing có khả năng chống oxi hóa cao, không hoặc ít phản ứng với thức ăn.
  • Nồi nhôm đúc phủ chống dính không phản ứng với thức ăn.
Trọng lượng
  • Nặng
  • Nhẹ, trừ nồi nhôm đúc
Khả năng truyền nhiệt, giữ nhiệt
  • Truyền nhiệt không đều, giữ nhiệt không lâu
  • Truyền nhiệt nhanh, đều, giữ nhiệt lâu
Sử dụng cho bếp từ
  • Nồi inox 430 hoặc nồi inox 3 đáy, đáy cuối cùng làm bằng inox 430 có thể sử dụng được cho bếp từ.
  • Nồi nhôm phải có đáy từ mới có thể sử dụng được cho bếp từ.

Vậy nên chọn mua nồi inox hay nồi nhôm?

Mỗi loại nồi đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào sở thích, thói quen sử dụng, quan trọng nhất là tùy vào từng món ăn khác nhau mà bạn có thể lựa chọn cho mình bộ nồi ưng ý.

Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng cả ba loại nồi trên: nồi inox để nấu các món lỏng như canh, súp… nồi hợp kim nhôm dùng để xào thức ăn hoặc nấu các món lỏng, nồi nhôm đúc dùng để kho thịt, cá… Như vậy, các món ăn của bạn sẽ thêm ngon miệng, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *